PHÂN ƯU
Được Tin Buồn:
Ông Bà Trần Văn Út & Đoàn Phụng Nga
Vừa cùng từ giả cõi trần để ra đi về Miền Vĩnh Cửu vào ngày 29 tháng 7 năm 2024 (nhằm ngày 24 tháng 6 Âm lịch Giáp Thìn) tại tư gia, thành phố Chino, California
Hưởng Thọ 91 và 87 tuổi
Với tất cả sự quý trọng và thương tiếc dành cho: Cụ Ông là một Sĩ Quan gần trọn đời dâng hiến cho lý tưởng Tự Do của Dân Tộc; Cụ Bà là một Nhà Giáo gần trọn đời gắn bó với Sách – Báo – Lễ – Nghĩa; đề cao Đạo Đức trong gia đình và xã hội.
Chúng tôi xin chân thành Chia Buồn cùng toàn tang quyến, đặc biệt Tuấn – Huyền và Trang cùng Dì Ba trước Đại Tang nầy.
Cầu xin Hương Linh những Người Quá Vãng sớm được siêu thăng vào Cõi Vĩnh Hằng.
ÔB Nhà Giáo Võ Văn Lập & Nguyễn Thị Ngọc Lan – Sacramento, CA
ÔB Nguyễn Văn & Bạch Tuyết/Báo Trống Đồng – Upland, CA
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
*****
*****
“Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ năm 1988 đến ngày nay (2011).
Trong quá trình làm việc có những ngã rẽ bất ngờ: khảo sát về Phan Khôi, tôi thấy sau khi đi Pháp về, Phan Châu Trinh giao cho Phan Khôi nhiệm vụ viết lại lịch sử đời mình, từ đó, phải tìm hiểu về những ngày Phan Châu Trinh ở Pháp, dẫn đến mối tương quan giữa Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh, người tự nhận là lãnh tụ đầu tiên của phong trào Việt kiều Yêu Nước.
Tôi tìm đọc nguyên văn tiếng Pháp các bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc, mới thấy tác giả những bài viết nầy phải là người biết tiếng Pháp rất sâu và có văn tài, không thể là người mà Trần Dân Tiên mô tả trong cuốn hồi ký: “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch”.
Vậy có một sự giả mạo lịch sử quan trọng cần phải tìm hiểu đến nguồn cội. Đó là lý do tại sao có phần biên khảo về Vấn đề Nguyễn Ái Quốc trong cuốn sách nầy. (Thụy Khuê/Paris 2/2005-8/2011).
Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối năm 1984, khi trở lại lần đầu sau 30 năm xa Hà Nội.
Năm 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần: Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ … mà còn cả những câu thơ ít nổi tiếng hơn, nhưng không kém phần đau xót: Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió, Bắc Nam ơi đứt ruột chia đôi. Tôi cúi xuống quỳ xin mưa bão. Chớ đổ thêm lên đầu họ, khổ nhiều rồi!
NXB Tiếng Quê Hương – Virginia 2012 ấn hành. Sách dày 976 trang, bìa cứng, khổ 5.5×8′”, nặng 2,5lbs. Giá $40 – Đang còn bán tại trongdonglife.com