*Ảnh trên: Cụ Morrie Markoff ở tuổi 109 (Gerontology Research Group)
Những người sống thọ từ 110 tuổi trở lên được xem như là “siêu trường thọ” (supercentenarians), và được nhóm nghiên cứu về sự trường thọ có tên gọi là “Gerontology Research Group” ở Los Angeles đưa vào trong danh sách hơn 150 người trên cả thế giới.
Cụ ông Markoff sinh ra ở New York City ngày 11 tháng 1 năm 1914, tức 6 tháng trước Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất – đã tham gia được trong danh sách nầy năm nay và được xem như người đàn ông sống thọ nhất nước Mỹ sau cái chết của ông Francis Zouein, 113 tuổi, hồi tháng Giêng vừa qua tại tiểu bang California.
Ông Morrie Markoff và vợ là bà Betty Markoff (Goldmintz) đã chung số được 81 năm.
Ông đã đánh giá mình sống thọ được là nhờ thường xuyên đi bộ – ông và bà vợ đã thường bách bộ 3 dặm mỗi ngày ở độ tuổi 90 trở lên của họ – ăn uống rất đơn giản và thường tránh hoặc rất hiếm khi uống rượu – cũng như nước đựng trong các chai bằng nylon, plastic – cái mà ông đã tin là “độc hại”, theo cô con gái của ông là Judith Markoff Hansen.
Vốn được sinh ra và lớn lên trong một căn phòng nhỏ hẹp với đông chị em ở New York từ cha mẹ là di dân gốc Do Thái, Markoff chỉ có trình độ học vấn đến lớp 8 mà thôi, nhưng dù vậy ông vẫn tiếp tục học ở cả một trường đời dài dằng dặc ở phía trước. Ở tuổi trưởng thành, ông đã di chuyển về miền Tây Hoa Kỳ, cưới cô Betty làm vợ năm 1938 và bắt đầu làm business.
Được huấn nghệ để trở thành thợ máy móc, cơ khí (machinist) nhưng vốn tính yêu thích và tò mò tìm hiểu mọi lãnh vực của cuộc sống chung quanh nên đã đưa ông đến việc trải qua hàng loạt các ngành nghề như làm chủ cơ sở thương mại, nhân viên bán hàng, thợ chụp ảnh, nhân viên du lich và ngay cả viết lách, phân tích, tường thuật những chuyện đã nghe, thấy qua trong cuộc sống… Ông cũng từng đi bán theo kiểu gõ cửa từng nhà (door-to-door) các thiết bị máy móc, máy may, máy hút bụi, … kể cả đã bắt đầu mở dịch vụ sửa chửa máy lạnh một cách rất thành công, tự xây dựng một phòng tối để phục vụ nghệ thuật chụp ảnh của mình, vv…
Suốt trong cuộc hôn nhân dài hơn 80 năm của họ, vợ chồng Markoffs đã nuôi dạy 2 đứa con, làm đủ thứ nghề như trên và không bỏ lỡ cơ hội đi du hành khắp thế giới (bao gồm những chuyến du hành đến Mễ Tây Cơ, Trung quốc, Nhật Bản và vùng gọi là Liên Bang Xô-Viết trước đây) và cùng đồng hành 3 dặm mỗi ngày những năm bước vào thập niên thứ 9 của họ trước khi Betty chết trong năm 2019 lúc bà thọ được 103 tuổi!
Cô con gái của họ là Judith Hansen phải mất một khoảng thời gian để kể lại câu chuyện về cha của cô, nhưng đó là một điều dễ hiểu và dễ thông cảm cho một người con vừa mất cha. Ông Morrie Markoff vừa qua đời hôm 3 tháng 6, 2024, thọ 110 tuổi, kết thúc một cuộc đời thật viên mãn không chỉ cho chính mình và gia đình mà còn khiến cả thế giới phải thán phục và tìm cách học hỏi nữa.
Hansen nói: “Chúng tôi tất cả đều biết rằng mình rất may mắn luôn có ông luôn ở chung quanh. Ông lúc nào cũng ở trong đầu óc, trong suy nghĩ của chúng tôi. Ông là một người có rất nhiều cá tính rất đặc biệt, ít có.”
Bộ óc (não bộ) của Markoff là một cái gì đó thật hoàn hảo: Ông đã luôn sáng tạo. Ông đã luôn cập nhật hóa. Ông đã viết một cuốn sách ở tuổi 99. Morrie Markoff đã ấn hành cuốn ký ức của ông có tựa đề là “Keep Breathing: Recollections from a 103-year-old” có thể hiểu như là những lời khuyên “Cố duy trì Sự Sống mỗi ngày & Những Ký Ức Góp Nhặt của một người 103 tuổi“. Cuốn sách nầy được phát hành năm 2017 và hiện đang bán qua Amazon.
Ông đã sở hữu và vận dụng tối đa sự ưa thích tò mò, tìm hiểu một cách thông minh suốt cả cuộc đời của mình. Ông ưa thích khám phá và đào sâu vào lãnh vực Thông tin Kiến thức Toàn cầu trên mạng có tên gọi là Wikipedia và kho tàng kiến thức thông tin rộng lớn mênh mông của cuốn tự điển khổng lồ On Line nầy.
Và cho đến nay, có lẽ mọi người cũng phải cám ơn gia đình ông, vì bộ óc của Markoff sẽ được cống hiến để được nghiên cứu bởi các nhà khoa học đang tìm cách để hiểu biết thêm về tiến trình lão hóa – và tại sao một số người phải lâm vào tình trạng lú lẫn và trí nhớ bị giảm sút dần – trong khi những người khác như ông Markoff thì vẫn giữ nguyên được trạng thái tỉnh táo, nhạy bén cho đến giờ chót của cuộc đời.
Não bộ của ông Morrie không bao giờ ngừng làm việc.
Marfoff đã không bao giờ ngại cho biết lý do tại sao ông vẫn duy trì sự sáng suốt cho đến tuổi ngoài 100; và con gái của ông 81 tuổi nói rằng cô và anh của cô là Steven đã được nuôi dưỡng và lớn lên với cả cha lẫn mẹ không bao giờ ngừng sự hoạt động tích cực, tham gia và yêu thích theo dõi mọi sự kiện, diễn biến trong cộng đồng, thế giới chung quanh họ.
Gia đình Markoffs đi du lịch một cách thường xuyên và rộng khắp; và ông Morrie đã chụp lại, ghi lại tất cả những nơi mà họ đã đến. Dù cả hai vợ chồn đã không có học nhiều ở trường lớp chính thứ, nhưng họ đã tổ chức họp mặt bạn bè thân hữu để bàn thảo một cách sinh động về các vấn đề chính trị và thời sự mới nhất.
Sau khi con cái họ đã trưởng thành và họ đã trở thành ông bà nội ngoại, ngay cả ông bà cố nữa – hai vợ chồng Morrie và Betty đã thường cùng nắm tay nhau đi dạo chung quanh chiếc hồ gần căn nhà ở Los Angeles của họ, Hansen nói.
Một cơn đột quỵ tim mạch xảy ra năm 99 tuổi đã cướp đi thú vui săn ảnh đẹp của ông cụ. Từ đó, ông Markoff bắt đầu bỏ thì giờ vào chuyện viết văn để làm sở thích thay thế.
Suốt trong thời dịch tể, Hansen đã chăm sóc cho chồng của bà khi ông nầy qua đời vì bệnh hoại não mất trí nhớ (Lewy Body Dementia); trong khi vẫn lo làm sao để cha của bà được canh chừng cẩn trọng. Bà nói người giúp việc là bà Reyes luôn bảo đảm tạo điều kiện cho ông có thể đọc tin từ báo Los Angeles Times trên một chiếc iPad khi ông không còn có thể đọc trên báo giấy được nữa.
Sau khi bà vợ Betty qua đời, ông Markoff được giúp đỡ bỡi một bà chăm sóc (caregiver) có tên Rosario Reyes – người mà người con gái ông gọi là “bà tiên/thiên thần” (an angel) đã giúp cho ba của mình được khỏe mạnh và vui vẻ.
“Tôi tin tưởng một cách chắc chắn rằng đó là nhờ sự đặt mình trong một mối quan hệ tất yếu với cả thế giới chung quanh”. Hansen cho biết như trên khi được hỏi tại sao cô nghĩ rằng những khả năng nhận thức, học hỏi, và thông hiểu mọi việc của cha cô đã duy trì được lâu dài như vậy.
“Rất nhiều người chỉ giữ một phạm vi quan hệ, giao tiếp của họ rất nhỏ hẹp, hạn chế mà thôi (khi họ trở nên lớn tuổi). Nhưng với Mẹ và Cha tôi thì phạm vi đó không chỉ trong gia đình, mà đó là cả thế giới nầy… Cả hai người đều rất quan tâm chú ý và cảnh giác với thế giới nầy và những gì đang xảy ra. Họ luôn tò mò muốn tìm hiểu, khám phá.”
Sau một trận đột quỵ, Markoff đã được đưa vào chương trình “hospice care” trong một thời gian ngắn trước khi qua đời.
Hansen đã có thể gặp ba mình trước khi ông mất; và một thời gian ngắn trước khi ông qua đời, bà đã nghĩ về bộ óc đáng chú ý của ông. Khi bà con gái nầy đọc về Chương Trình Cống Hiến Não Bộ (Brain Donor Project), bà đã tự tìm đến với Hevel.
Tish Hevel là Giám Đốc Điều Hành (CEO) của dự án hiến não: Brain Donor Project – cho biết rằng trong khi rất hữu dụng đối với khoa học để nghiên cứu những bộ não của những ngườo bị bệnh run giật, mất trí nhớ (Parkinson/Alzheimer) và những bệnh thuộc loại suy thoái thần kinh não bộ, vv… thì những bộ não khỏe mạnh, phi thường đặc biệt vẫn cũng là rất cần thiết cho khoa học nghiên cứu nữa. The Brain Donor Project là một tổ chức vô vụ lợi, liên kết và ủng hộ cơ quan y tế chính phủ chuyên nghiên cứu thần kinh não bộ: National Institute of Health NeuroBioBank.
Dự án Brain Donor nói trên đã được sáng lập năm 2018 để vinh danh ông Gene Armentrout – cha của Hevel và cũng là người đã chết vì mất trí nhớ vì suy thoái não bộ, gọi là Lewy Body Dementia – nhằm vận động, gia tăng sự hiểu biết về vấn đề cống hiến não bộ cho các cơ quan nghiên cứu khoa học.
Viện Y học Quốc Gia Hoa Kỳ: US National Institute for Health (NIH) cũng làm việc không ngừng với các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới để cung cấp những chất liệu cần thiết cho công trình nghiên cứu của họ.
“Ông sẽ rất là happy (khi biết não bộ của ông sẽ được đem ra nghiên cứu giúp đời), Hansen nói. “Ông rất tin vào khoa học. Tôi đã từng nói đùa với ông về vấn đề cống hiến các bộ phận trong cơ thể. Tôi nói: ‘Nhưng mà Papa, Con không nghĩ rằng họ sẽ muốn dùng các cơ phận của Papa đâu, bỡi vì chúng đã quá già cỗi rồi.”
Nhưng mà thực tế, đó mới là lý do chính xác tại sao não bộ của Morrie Markoff là quá sức xứng đáng để làm đề tài nghiên cứu. (Thùy Dương/TĐ NewsTH/Phaedra Trethan@usatoday.com)