Trống Đồng News & Books & Herbals & Everything That Relates to VietNamese PP
Banner
Kinh Nghiệm Sống Khắp Nơi

Ai muốn tìm cách Giảm Bớt Áp Lực vì Công Việc?! Thử xem Công Thức nầy…

Phó Thường Dân/T.Đ. News

                                           

   Tháng Bảy vừa rồi, chắc hẳn đa số quý độc giả của Trống Đồng đã từng đọc qua bài viết về Lễ Phát Giải Khuyến Học 2022 do Ban Đại Diện Cộng Đồng (CĐ) Người Việt vùng Pomona Valley và Phụ Cận tổ chức. Những ngày sau khi báo phát hành, chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến khen ngợi về một số những bài phát biểu của các vị trong Ban Tổ Chức hoặc người nhận Giải hay quan khách tham dự. Ví dụ như trong lời phát biểu của một thành viên trong Ban Chấp Hành CĐ đồng thời cũng là phụ huynh của một học sinh xuất sắc: Cô Bảo-Chi Nguyễn – GS Toán tại ĐH Mt SAC –  đã nhắn gửi cho thế hệ trẻ trong dịp nầy. Theo đó, GS Bảo-Chi đã để lại một công thức ngắn gọn, hữu ích, và dễ ghi nhớ cho giới trẻ gốc Việt xuất sắc của chúng ta trong suốt hành trình còn lại của các em. Đó là công thức gói gọn bởi 3 chữ C, viết tắt của Creativity; Curiosity; và Courtesy. Tức luôn lúc nào cũng nỗ lực để sở hữu và duy trì 3 khả năng và đức tính nói trên, tạm hiểu qua chữ Việt là: Thông minh sáng tạo; Tò mò tìm hiểu; Tự trọng mình và tôn trọng người khác.

Đó là chuyện tháng trước, tháng nầy chúng tôi muốn bàn với quý vị ở đây một công thức,  một sự đúc kết khác, cũng hợp lý và bổ ích cho cuộc sống con người giữa môi trường xã hội dao động đến chóng mặt như hiện nay.

Thông thường một công thức, một phương pháp, một luận cứ, dù trong lãnh vực khoa học, kinh tế xã hội hay tâm lý giáo dục, … cũng đều phải phát xuất, đúc kết từ kinh nghiệm sống của một cá nhân trong một khoảng thời gian lâu dài; hoặc từ nghiên cứu, thống kê, thăm dò trên cả cộng đồng rộng lớn của xã hội loài người – mới có một giá trị nào đó mới có thể đưa ra trình làng, công bố được.

Công thức mà chúng tôi muốn nói ở đây không là một công trình gì lớn lao qui mô như vừa nói mà cũng chỉ là sự đúc kết, phân tích tổng hợp của một cá nhân thôi (như của GS Bảo-Chi vậy) nhưng vì tính cách thực tiển và hữu dụng của nó đã có rất nhiều người công nhận và áp dụng, nên chúng tôi muốn được chia xẻ trong mục nầy cùng quí vị.

Từ cách đây hơn 30 năm, ngày chúng tôi vừa định cư trên nước Mỹ, mỗi khi lái xe trên freeway về nhà vào buổi chiều Thứ Sáu, thường thấy những bảng đèn chớp với mấy chữ “Happy Friday” dành để tô đậm, san sẻ cảm giác vui mừng và nhẹ nhõm của những người “drivers” đang lái xe về nhà nghỉ ngơi sau cả một tuần lễ bù đầu với mọi công việc đầy áp lực và lo âu ở sở làm.

Cho mãi đến ngày nay, dù đã nhiều thập niên trôi qua, con người vẫn không dứt bỏ khỏi những sự “struggles” của tâm trạng giống như vậy, nếu không muốn nói là hiện nay loài người còn chịu áp lực nhiều hơn với nhịp độ kỹ thuật khoa học thay đổi mỗi ngày và robots đe dọa sẽ lấy mất jobs của con người một ngày nào đó trong tương lai gần đây.

Thực vậy, cho đến mãi hôm nay, các thế hệ trẻ còn trong hạng tuổi lao động, dù làm tại hãng xưởng hay tại nhà (như trong suốt mấy năm dịch tể vừa qua), dù là lao động chân tay hay trí óc – mỗi khi đến ngày Thứ Sáu hàng tuần là mọi người hăm hở vui mừng chúc nhau “Happy Friday” liên tục. Và rồi ngược lại, ai còn bận bịu việc làm, việc hãng cũng công nhận rằng mỗi lần đến chiều Chủ Nhật là cảm thấy “đời không có gì vui nữa”; và những cảm giác mệt mỏi, chán nãn, hoang mang, lo lắng… không biết từ đâu lại kéo về xâm chiếm tâm hồn!

Hình Minh Họa/trongdonglife.com

Đây có thể nói là một vấn nạn mà bất cứ ai còn sống, còn học, còn làm việc ở trên xứ Mỹ nầy, hoặc trong những xứ sở kỹ nghệ hóa cao độ khác – không nhiều thì ít cũng đều gặp phải. Tuy mỗi người có cách ứng phó riêng nhưng khó ai tránh được những cảm giác lo âu, căng thẳng. Chưa nói đến có những người tâm thần không đủ mạnh còn có thể sinh ra chán nãn, hoang mang, hoảng sợ vào mỗi thời điểm cuối tuần bước qua đầu tuần – trước khối lượng công việc và trách nhiệm đã qua nhưng vẫn chưa làm xong, cộng với hàng đống công việc còn nằm chờ giải quyết ở phía trước!…
Vậy làm thế nào để giải quyết sự lo lắng kinh niên đó?!

Một mạng xã hội nổi tiếng với 176 triệu người sử dụng trên thế giới (đa số ở Mỹ) – đó là LinkedIn – trong năm vừa qua đã làm một thống kê thăm dò khoảng 3.000 nhân viên chuyên nghiệp trong nước Mỹ và đã tìm thấy rằng có đến 66% cho biết họ có cảm tưởng “rất sợ hãi ngày Chủ nhật” (Sunday Scaries). Một chuyên viên tâm lý là ông Chris Bailey cho biết: “Trong đầu chúng tôi luôn có khuynh hướng muốn chống lại khối công việc đầy stresses (những sự lo âu) và hoang mang, không rõ chuyện gì sẽ đưa đến cho mình phải giải quyết đây, vì vậy dĩ nhiên chúng tôi muốn được “khỏi suy nghĩ về những áp lực của công việc càng lâu càng tốt”, do đó – đưa đến tâm lý trong lòng mọi người là: sợ sự chấm dứt của ngày Chủ nhật sẽ bắt đầu đến buổi sáng Thứ Hai đầy “chuyện phải lo”, là thế!

Tuy nhiên, dù biết rằng không có phép thần gì để giải quyết vấn nạn được gán cho cái tên là “Sunday Scaries” nầy, nhưng sau đó ông Chris Bailey cũng đã đề nghị một chiến thuật để có thể giúp đỡ rút giảm bớt nỗi sợ hãi phần nào vào thời điểm sắp bắt đầu ngày Thứ Hai. Đó là một cách thức gồm những bước cần làm, có tính cách chiến lược như sau:

  1. Lên kế  hoạch làm việc trước cho tuần lễ đó (Set Intentions for the Week): Bí quyết nầy khuyên nên luôn lên kế  hoạch làm việc trước cho tuần lễ đóđể tránh lúng túng hoang mang gây căng thẳng lo âu không cần thiết. Kỹ thuật đắc ý nhất của ông Bailey để làm dễ thở bớt vào thời điểm đầu tuần, đó là công thức có tên: “Nguyên tắc 3 mục tiêu ” (Rule of Threes). Theo đó, ông khuyên bạn phải ghi xuống 3 mục tiêu nào bạn muốn hoàn thành, bất cứ trong công việc ở sở làm hay việc gì đó trong cuộc sống cá nhân, gia đình đều được cả. Làm như vậy sẽ giúp bạn “nghĩ về cách làm thế nào tập trung thì giờ, sự chú ý và năng lực vào 3 công việc cụ thể đó”, từ đó, chuyên viên nầy giải thích, “Kế tiếp, bạn sẽ cắt xén chuyện không cần thiết, phân bổ công việc và tập trung thì giờ một cách hợp lý nhất mỗi ngày, làm sao cho thích đáng để hoàn thành được 3 mục tiêu đó.”
  2. Tạo Danh Sách những việc cần phải làm và Danh Sách những việc đã hoàn tất: Vì cho rằng những cảm giác gọi là The Sunday Scaries thường gia tăng tâm trạng hoang mang và chán ghét công việc, khiến tự kéo tinh thần mình xuống – bởi vậy liều thuốc chữa cho những cảm giác như vậy chỉ có cách tốt nhất là ôn lại, nhớ lại, nghĩ lại về những sự thành đạt, những công trình mình đã hoàn tất, để chấn chỉnh lại những tư tưởng của mình, giúp an tâm, hãnh diện và tự tin hơn. Do đó, theo chuyên viên tâm lý nầy là bạn phải nên tạo lập một Danh Mục gồm những việc cần phải làm, và đồng thời một Danh Mục gồm những việc đã hoàn tất, đã đạt thành quả; sau đó cần phải cập nhật hóa (update) cả hai Danh Mục nầy vào mỗi Chủ Nhật. Danh Mục nêu những việc đã hoàn thành cần phải tô đậm một vài việc bạn hãnh diện đã làm được trong tuần trước đó, dù nhỏ hay lớn, dù là việc cá nhân bạn làm được ở nhà hay việc lớn như dẫn đầu một buổi thuyết trình ở sở làm – cũng đều nên ghi lại như những thành quả nâng đỡ tinh thần có giá trị ngang nhau; đồng thời trong Danh Mục những công việc cần làm – cũng cần phải tô đậm những mục quan trọng không thể bỏ qua trong tuần lễ sắp tới (“to-do” items)

Ông Bailey nói: “Chúng ta thường hay quên nhanh chóng những gì chúng ta đã hoàn tất và thay vào đó chỉ tập trung trên tất cả những thứ gì chúng ta chưa làm được mà thôi. Nhưng hãy nên bỏ ra một khoảng thời gian để tự khen thưởng, chúc mừng tất cả những tiến triễn mà bạn đã thực hiện được, và hoạch định trước công việc sắp tới, điều đó có thể nâng đỡ sự tự tin của bạn và thêm sức cho bạn bước vào công việc của tuần tới một cách mạnh mẽ hơn.”

  1. Tìm một phương thức để tự chăm sóc mình (Find a self-care ritual): “Con đường đến thành công phải cần tới sự trầm tĩnh, bỡi vì nếu chúng ta có thể duy trì sự thăng bằng trầm tĩnh trong khi mọi điều kiện về công ăn việc làm khi thịnh lúc suy, về cuộc sống cá nhân khi vui lúc buồn luôn thay đổi, nhưng chúng ta vẫn giữ được sự trầm tĩnh thì chúng ta mới có thể vẫn thu hoạch, gặt hái được những gì chúng ta muốn, theo ông Baileys. Thực hành nguyên tắc “tự chăm sóc mình” (Self-care) có thể giúp chúng ta đối phó suốt trong những thời điểm hoảng loạn, hoặc giúp làm giảm những cảm giác lo âu – Ông Bailey nêu rằng việc ghi nhật ký hàng ngày, gọi một người bạn thân, thực hành thiền pháp, thiền định hoặc bỏ thì giờ giao dịch, chuyện trò với những ai có thể đưa tinh thần bạn lên cao,… đều là những thí dụ cho sự việc “self-care”, tức tự chăm sóc cho chính mình.

 Điều quan trọng nhất là phát triển một chương trình, một kế hoạch self-care (a self-care plan) và rồi gắn chặt vào nó để bạn có cái gì đó giúp làm lắng dịu bớt bất cứ dòng suy nghĩ, tư tưởng tiêu cực nào thoáng qua đầu – hầu giúp bạn có thể nhìn một cách tích cực về phía trước mỗi ngày, mỗi tuần – nhờ vậy tâm lý hoảng sợ vào cuối mỗi ngày Chủ Nhật sẽ có cơ hội dần dần biến mất.

  ====

  Hay! Hy vọng đây sẽ là bài thuốc tốt có thể chữa bớt stresses cho những ai hãy còn đa đoan công việc trong thời buổi mà robots có thể thay thế mình bất cứ lúc nào.

                                                                        Phó Thường Dân/Trống Đồng News

Báo Trống Đồng (Monthly News) ấn hành trên Giấy hàng tháng, chủ trương phổ biến và giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc. Website Trống Đồng Life.com cùng chủ trương nói trên, phục vụ đồng hương gốc Việt và hậu duệ hiện đang định cư khắp nơi.
ĐT LL: (909) 231-1506
www.trongdonglife.com/trongdongnews@hotmail.com
Trống Đồng Books Online @trongdonglife.com – nơi có hàng ngàn tựa sách đủ loại, với nhiều cuốn giá trị, đã không còn trên thị trường sách trong và ngoài nước. Mua sách@ www.trongdonglife.com

Bộ Sách Kiến Thức Thực Dụng gồm 9 cuốn do NXB Trống Đồng ấn hành từ năm 2007 đến năm 2011 với nội dung cần thiết cho mọi nhà mới định cư trên đất Mỹ. Giá $50 (shipping fees included). Đặt mua@trongdonglife.com

trongdonglife gardens’ images
trongdonglife gardens’ images
Cachuma/Cảnh chiều – Photo: Thiên-Kim Lê Nguyễn/T.Đ. News
Banner