Chỉ 1 tuần sau khi vụ nhiễm đầu tiên của xứ nầy được chẩn đoán hồi cuối tháng Giêng, nhà chức trách đã họp với các đại diện các công ty sản xuất dụng cụ y khoa, kêu gọi cấp bách các công ty nầy bắt đầu ngay việc sản xuât hàng loạt các mẩu thử nghiệm (test kits) coronavirus và hứa hẹn sẽ chấp thuận khẩn cấp. Do đó chỉ trong vòng 2 tuần sau, dù con số báo cáo chỉ ở hàng chục, vẫn có hàng ngàn mẩu thử cung cấp cho các nơi cần thiết mỗi ngày. Nước nầy hiện sản xuất ra hàng trăm ngàn test kits mỗi ngày và họ cho biết đang thương lượng với 17 nước ngoài muốn nhập cảng mặt hàng nầy. Đồng thời, họ cũng có biện pháp khẩn cấp đối phó sớm với thành phố Dae gu với 2,5 triệu dân, là trung tâm phát dịch từ một nhà thờ địa phương – mà không phải hạn chế hoạt động của đại chúng. Một cố vấn chính phủ về vấn đề nầy là ông Ki Mo-ran nói: Nếu chúng tôi không can thiệp sớm thì giờ nầy tình trạng đã tệ hại hơn nhiều rồi!”
1- Can thiệp nhanh, trước khi nó kịp gây khủng hoảng
2. Thử nghiệm sớm, thường xuyên, và một cách an toàn
Nam Hàn đã thử nghiệm nhiều người dân hơn bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, cho phép họ cách ly để chữa trị nhiều người sớm ngay sau khi biết họ bị nhiễm.
Quốc gia nầy đã thực hiện trên 300.000 lần tests, tính theo tỉ lệ đầu người thì con số nầy cao hơn 40 lần so với nước Mỹ.
“Thử nghiệm là trung tâm của vấn đề vì nó dẫn tới sự phát giác sớm, ngăn ngay không cho lây lan, và nhanh chóng chữa trị người bị nhiễm virus nầy trong giai đoạn sớm nhất,” Ngoại trưởng Nam Hàn là Kang Kyung-wha nói với đài BBC như trên, và gọi bước đầu thử nghiệm (tests) nầy là chìa khóa đàng sau tử suất rất thấp của nước nầy”.
Mặc dầu Nam Hàn coi như đã vượt qua giai đoạn thử thách nhưng cũng đã để hàng ngàn người bị nhiễm và chính phủ cũng bị chỉ trích là quá tự tin lúc đầu. Nhưng ngay sau đó họ đã kịp thời lật ngược được tình thế.
Để tránh tình trạng tràn ngập, quá tải tại các bệnh viện, nhà chức trách đã mở ra 600 trung tâm thử nghiệm nhằm sàng lọc được càng nhiều người càng tốt, càng nhanh chóng càng tốt, và tránh tối đa cho các nhân viên y tế khỏi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
3. Truy tầm người có quan hệ với người bệnh, cô lập và theo dõi.
Khi một ai đó thử nghiệm ra kết quả dương tính (positive) tức đã nhiễm virus nầy, thì nhân viên y tế truy ngược lại trong thời gian qua xem những ai đã giao tiếp, quan hệ với người bệnh nầy để test và nếu cần thiết sẽ cô lập để theo dõi – tiến trình nầy được gọi là “contact tracing”. Chính quyền và cơ quan y tế đã có kinh nghiệm qua vụ nổ dịch MERS trước đây, nên có thể truy nguyên ngược lại những hành vi của người bệnh bằng cách dùng hệ thống theo dõi hành vi di chuyển bằng máy ghi hình an ninh (security camera), hay bằng sự sử dụng thẻ tín dụng (credit cards), ngay cả bằng dữ liệu GPS từ các chiếc cellphones hay xe hơi của họ. Mỗi người bệnh được coi như một ổ truyền bệnh cần được theo dõi để loại trừ những con virus nguy hiểm nầy ra khỏi xã hội như bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ những cục bướu ung thư để khỏi lây lan.
Một bác sĩ của Bộ y tế Nam Hàn, Dr. Ki – nói: “Chúng tôi đã làm những cuộc điều tra dịch tể của chúng tôi giống như các thám tử cảnh sát điều tra truy tầm thủ phạm. Sau đó, chúng tôi đã có những luật được bổ sung đặt ưu tiên cho vấn đề an sinh xã hội trên quyền riêng tư cá nhân trong giai đoạn khủng hoảng vì dịch tể nầy.”
Khi dịch coronavirus nổ quá lớn để có thể theo dõi bệnh nhân một cách hiệu quả, nhà chức trách đã dựa thêm vào các thiết bị điện tử cá nhân và công cộng.
Các chiếc cellphones của dân Nam Hàn rung lên báo động khẩn cấp bất cứ khi nào có những vụ nhiễm mới được khám phá trong khu vực cư ngụ của họ. Các trang webs và apps của các loại điện thoại thông minh cấp báo chi tiết từng giờ, có khi từng phút, ngay vào lúc có sự di chuyển của người nhiễm bệnh chung quanh đó – như họ vừa lên chiếc xe bus nào, lúc nào họ lên xe và chỗ nào họ xuống xe, ngay cả họ có mang khẩu trang hay không, vv…
Những người nghĩ rằng mình có thể vừa tình cờ đi chung đường với người bệnh cũng được yêu cầu báo với trung tâm thử nghiệm.
Người dân Nam Hàn hầu hết chấp nhận đánh đổi sự riêng tư cho những việc làm vì lợi ich chung và cần thiết hơn.
Những người nào được lệnh tự cách ly buộc phải download một cái app khác, để báo động với chức trách nếu đương sự ra khỏi nơi cách ly. Mọi sự vi phạm đều sẽ bị phạt với giá có thể lên đến $2.500.
Bằng cách nhận dạng sớm, chữa trị sớm, đưa những vụ nhẹ đến các trung tâm đặc biệt, Nam Hàn đã giữ cho những bệnh viện không bị tràn ngập và đủ chỗ để chữa trị tốt cho những bệnh nhân nghiêm trọng. Nhờ đó, tỉ lệ tử vong chỉ hơn 1% – nằm trong số thấp nhất so với thế giới.
4. Kêu gọi sự giúp đỡ của công chúng
Sẽ không có đủ những nhân viên y tế hay những máy đo thân nhiệt để theo dõi từng người, do đó mỗi ngày cần phải có sự giúp sức của người dân.
Những người lãnh đạo đã kết luận rằng chận đứng sự lây lan đòi hỏi mọi công dân phải được thông tin đầy đủ và đòi hỏi sự hợp tác của họ, theo Mr. Kim – Thứ Trưởng Bộ Y Tế Nam Hàn. Từ những đài phát thanh truyền hình, trạm xe điện ngầm với hệ thống phóng thanh thông báo nhan nhãn mỗi ngày và sự báo động chạy thẳng vào các điện thoại di động của người dân cung cấp sự nhắc nhở mang khẩu trang, đứng cách xa nhau, và những tin tức mới nhất được truyền đi rộng khắp.
Thống kê cho thấy đại bộ phận dân chúng bằng lòng những nỗ lực chống đại dịch của chính quyền với sự tự tin cao, hoảng loạn thấp, và nạn tích trữ nhu yếu phẩn hầu như ở mức tối thiểu.
Hỏi rằng, bài học của Nam Hàn (NH) có thể áp dụng cho các nước khác được không?
Các chuyên viên phân tích 3 lý do là rào cản để các nước có thể áp dụng như NH nếu có thể vượt qua, đó là: 1. Lý tưởng chính trị (political will); 2. Lý tưởng xã hội (public will); 3. Thời gian tính (timeline). Họ cho rằng có những nước giàu và kỹ thuật cao như Mỹ cũng không hội đủ điều kiện để vượt 3 rào cản kể trên trong cuộc chiến chấm dứt sớm dịch COVID-19.
Bình Nguyên/Trống Đồng News